Forum of class a4(2♥♥9-2♥12) Lý Nhân Tông HighSchool
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Forum of class a4(2♥♥9-2♥12) Lý Nhân Tông HighSchool

22♂+26♀=48♂♀


You are not connected. Please login or register

Chuyên Đề Bài Tập về nhóm HALOGEN

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Ngoc_du


ĐẲng cấp chém
ĐẲng cấp chém

CHUYÊN ĐỀ: HALOGEN
I. Tính chất của halogen.
Bài 1. Cho 0,012 mol Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng với nhau. Khối lượng muối thu được là:
A. 4,34 g. B. 3,90 g. C. 1,95 g. D. 2,17 g.
Bài 2. Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là:
A. Iot. B. Flo. C. Clo. D. Brom.
Bài 3. Cho 10,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. Xác định tên kim loại M.
A. Na. B. Fe. C. Al. D. Cu.
Bài 4. Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X2 cho tác dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là
A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom.
Bài 5. (ĐH – B – 2007). Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,48M. B. 0,24M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Bài 6. (ĐH – Khối B – 2007) Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)
A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg.
Bài 7. (ĐH – Khối A – 2008). Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,03 mol và 0,08 mol. B. 0,03 mol và 0,04 mol.
C. 0,015 mol và 0,08 mol. D. 0,015 mol và 0,04 mol.
Bài 8. (CĐ – Khối A – 2009) Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc . B. Na2SO4 khan.
C. dung dịch NaOH đặc. D. CaO .
Bài 9. (ĐH – khối A – 2009). Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là:
A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7.

II. Tính chất của axit halogen hiđric.
Bài 1. (ĐH – Khối A – 2009). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là
A. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. B. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
C. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. D. FeS, BaSO4, KOH.
Bài 2. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. Al2O3. B. CaO. C. CuO. D. FeO.
Bài 3. Cho 14,2 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là:
A. 0,56 l. B. 5,6 l. C. 4,48 l. D. 8,96 l.
Bài 4. Hòa tan 12,8 gam hỗn hợp Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 14,2 lít. B. 4,0 lít. C. 4,2 lít. D. 2,0 lít.
Bài 5. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là.
A. 11,3 gam. B. 7,75 gam. C. 7,1 gam. D. kết quả khác.
Bài 6. Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lít khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 80 gam. B. 115,5 gam. C. 51,6 gam. D. kết quả khác.
Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 71,0 gam. B. 90,0 gam. C. 55,5 gam. D. 91,0 gam.
Bài 8. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl tham gia phản ứng là:
A. 0,04 mol. B. 0,8 mol. C. 0,08 mol. D. 0,4 mol.
Bài 9. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 11,10 gam. B. 13,55 gam. C. 12,20 gam. D. 15,80 gam.
Bài 10. Để hòa tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36% (D = 1,19 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp đầu là:
A. 61,6% và 38,4%. B. 25,5% và 74,5%. C. 60% và 40%. D. 27,2% và 72,8%.
Bài 11. Cho hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 2,24 lít khí (đktc). Số mol của 2 muối cacbonat ban đầu là:
A. 0,15 mol. B. 0,2 mol. C. 0,1 mol. D. 0,3 mol.
Bài 12. Để trung hòa hết 200g dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ nồng độ 14,6%. Người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit ở trên là dung dịch.
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Bài 13. Hòa tan 0,6 gam một kim loại vào một lượng HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 0,55 gam. Kim loại đó là:
A. Ca. B. Fe. C. Ba. D. kết quả khác.
Bài 14. Cho 16,59 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) vào một dung dịch chứa 51 gam AgNO3 thu được kết tủa A và dung dịch B. Thể tích dung dịch NaCl 26% (d = 1,2 g/ml) dùng để kết tủa hết lượng AgNO3 còn dư trong B là:
A. 37,5 ml. B. 58,5 ml. C. 29,8 ml. D. kết quả khác.
Bài 15. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D = 1,2 g/ml). Nồng độ % của dung dịch CaCl2 thu được là:
A. 27,75%. B. 36,26%. C. 26,36%. D. 23,87%.
Bài 16. Cho hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl 20% thì thu được 6,72 lít khí (đktc) và 38 gam muối. Thành phần phần trăm của MgO và MgCO3 là:
A. 27,3% và 72,7%. B. 25% và 75%. C. 13,7% và 86,3%. D. 55,5% và 44,5%.
Bài 17. Để tác dụng hết 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử 4,64 gam hỗn hợp trên bằng CO thì thu được bao nhiêu gam Fe.
A. 2,36 g. B. 4,36 g. C. 3,36. D. 2,08 g.
Bài 18. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml.
Bài 19. (ĐH – khối A – 2008). Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.
Bài 20. (ĐH – khối A – 2009). Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là:
A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.
Bài 21. (ĐH – Khối B – 2010). Hỗ hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO dư cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 73,875 B. 78,875 C. 76,755 D. 147,75

III. Tính chất của muối halogenua, halogenat…
Bài 1. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng với 100 ml dung dịch FeCl2 0,1M thu được khối lượng kết tủa là.
A. 2,87 g. B. 3,95 g. C. 23,31 g. D. 28,7 g.
Bài 2. Thể tích dung dịch KMnO4 0,5M ở môi trường axit cần thiết để oxi hóa hết 200 ml dung dịch chứa NaCl 0,15M và KBr 0,1M.
A. 15 ml. B. 30 ml. C. 20 ml. D. 10 ml.
Bài 3. Tính thể tích dung dịch A chứa NaCl 0,25M và NaBr 0,15M để phản ứng vừa đủ với 17,4 gam MnO2 ở môi trường axit.
A. 2 lít. B. 0,5 lít. C. 0,2 lít. D. 1 lít.
Bài 4. Khi bị nung nóng, kali clorat (KClO3) đồng thời phân hủy theo 2 cách.
(a) tạo ra oxi và kali clorua.
(b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.
Tính xem có bao nhiêu phần trăm khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 61,25 gam kali clorat thì thu được 14,9 gam kali clorua.
A. 30% và 70%. B. 40% và 60%. C. 20% và 80%. D. 55% và 45%.
Bài 5. Nung 24,5 g KClO3. Khí thu được tác dụng hết với Cu (lấy dư). Phản ứng cho ra chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng Cu dùng khi đầu là 4,8 g. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân KClO3.
Biết rằng khi nung KClO3 chỉ xảy ra phản ứng:
2KClO3 2KCl + 3O2↑.
A. 33,3%. B. 80%. C. 75%. D. 50%.
Bài 6. Cho 1,03 gam muối natri halogen (NaX) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. X là.
A. Iot. B. Brom. C. Flo. D. Clo.
Bài 7. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của 2 muối là:
A. NaCl và NaBr. B. NaBr và NaI. C. NaF và NaCl. D. kết quả khác.
Bài 8. Đem hòa tan a gam một muối được cấu tạo từ một kim loại M (hóa trị 2) và một halogen X vào nước rồi chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau.
phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 5,74 gam kết tủa.
phần 2: Bỏ một thanh sắt vào, sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 0,16 gam. Công thức của muối trên là:
A. CuCl2. B. FeCl2. C. NaCl. D. MgCl2.
Bài 9. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là bao nhiêu?
A. 14,35 gam. B. 21,6 gam. C. 27,05 gam. D. 10,8 gam.
Bài 10. Cho 31,84 gam hỗn hợp 2 muối NaX, NaY với X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. X và Y là:
A. Br và I. B. F và Cl. C. Cl và Br. D. Br và At.
Bài 11. Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 gam dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu là:
A. 56% và 44%. B. 60% và 40%. C. 70% và 30%. D. kết quả khác.
Bài 12. Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa. Công thức của 2 muối là
A. NaBr và NaI. B. NaF và NaCl.
C. NaCl và NaBr. D. Không xác định được.
Bài 13. (ĐH – Khối B – 2009). Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 52,8%. B. 58,2%. C. 47,2%. D. 41,8%.
Bài 14. (ĐH – Khối B – 2009). Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,7. B. 68,2. C. 57,4. D. 10,8.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết